Trung tâm Rau tự Nhiên kính chào quý bằng hữu. Trong bài viết này, TT. Rau tự nhiên giới thiệu về Đậu Rồng, một cây được trồng phổ biến ở nước ta.




Các bạn đừng có ngạc nhiên sao đi đâu cũng thấy Tự nhiên, Rau Tự nhiên, Quả Tự nhiên, Hoa Tự nhiên, Củ Tự nhiên,...?...thì vốn nó tự nhiên vậy. Còn thế nào là Rau Tự nhiên thì mời bằng hữu hãy đọc thêm trong bài "Giới thiệu tổng quát Rau tự nhiên". 

Vì sao có tên cho cây? Người xưa thường hay nhìn hình dáng, công dụng, âm thanh, màu sắc hay là  sự hao hao, giống giống với những công việc hằng ngày, sự hiểu biết của họ để đặt tên. Cái tên Đậu Rồng hay Đậu xương rồng, đậu Khế, đậu cánh...cũng từ đó mà có.vì nhìn quả đậu nó gần giống cây Xương Rồng, hay nó có khía (khấc) như quả Khế, hay cũng có thể nó không quá gai gốc mà nhìn các cạnh của nó mềm mại như những cánh hoa. 

Người dân thường trồng Đậu Rồng thành giàn, cây sống lâu năm. Hoa có màu trắng, xanh nhạt hoặc màu tím nhạt và đậu quả tự nhiên lai rai, nên số lượng thu hoạch  một lần không nhiều. Quả đậu thường dài chừng gang tay hoặc hơn, có bốn cánh, khi còn non sẽ có màu xanh nhạt, quả già xanh đậm, xơ nhiều. Một quả chứa chừng 15 -20 hạt hình tròn, khi quả già, quả tự tách ra để hạt rơi xuống đất nảy mầm khi gặp điều kiện thuận lợi cho sự phát triển. Đối với quả Đậu Rồng rất khó bảo quản lâu, chỉ giữ được trong tủ mát khoảng 2-3 ngày, sau đó quả sẽ chuyển màu và giảm giá trị dinh dưỡng. 



Nói về công dụng của Đậu rồng thì trước tiên phải kể đến công dụng chính mà người dân ta biết đến từ lâu đời - vừa làm rau xanh  vừa ăn no bụng: đó là dùng làm thức ăn trong bữa cơm gia đình như ăn như rau sống, hấp cơm, luộc, nấu canh, xào. Kế đến nếu Đậu rồng lỡ có đậu quả nhiều, người dân ăn không kịp thì mới chuyển ra bóp gỏi, muối chua hoặc biếu, tặng hàng xóm, đem ra chợ bán. Hoa, lá và rễ (non) của cây đều ăn được. 

Theo khoa học nghiên cứu đưa ra thì trong quả Đậu Rồng non chứa rất ít calo, 100 gram chứa 49 calo, nhưng trong 100 gram hạt Đậu Rồng trưởng thành chứa tới 409 calo. Ngoài ra, đậu rồng còn chứa folic - Folate  là một loại vitamin có trong tự nhiên có trong thực phẩm. Đây là Vitamin thiết yếu của cơ thể, giúp hình thành và duy trì tế bào, hồng cầu, phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh. Vitamin C đượctìm thấy trong đậu rồng khá cao (31%), các nguồn sinh tố và khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể con người cũng tập trung trong Đậu Rồng như: sắt, đồng, magie, mangan, canxi, photpho,..(có thể tham khảo thêm ở bảng Thành phần dinh dưỡng Đậu Rồng bên dưới)



Theo TT. Rau Tự nhiên thì hạt Đậu Rồng còn có thể dùng làm ngũ cốc, cung cấp thêm dinh dưỡng cho trẻ em, người lớn suy dinh dưỡng và hỗ trợ chữa tật về mắt,... (có thể tham khảo công dụng của Đậu Rồng trên các bài báo mạng). Đậu Rồng hay cũng như các loại đậu khác, hạt đậu thường dùng để nấu chè ăn giải nhiệt vào những ngày oi bức hoặc làm giá (giá mầm) ăn kèm như rau sống. Cái gì ăn nhiều quá cũng không tốt, nếu ăn nhiều hạt đậu sẽ gây trướng bụng, đau bụng vì vậy, chỉ cần ăn theo mùa, vừa đủ lượng theo nhu cầu cơ thể và không ăn chuyên một thứ. 

Ở bài sau, các bạn TT. Rau Tự Nhiên sẽ giới thiệu thêm bài Cách chế biến Đậu Rồng Tự Nhiên

Bài sau
« Prev Post
Bài sau
Next Post »

BẠN NHẬN XÉT

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.