Hai hình khác nhau chỉ ở điểm một hình có thêm dòng chữ : www.rautunhien.vn ở phần dưới biểu tượng.
Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà sử dụng biểu tượng cho phù hợp.
Những ý nghĩa cơ bản:
Hình con Dơi – Cũng là hình chữ V – Chữ cái đầu tiên trong chữ Việt Nam.
Dơi là một động vật có nhiều đặc tính đặc biệt, trong đó đáng chú ý nhất là việc
cư trú của Dơi, ở những nơi nào Dơi ở thường yên lặng và phước sương,.. vì vậy ta
thường thấy Dơi thường ở những ngôi Đình – Việt Nam. Đình - Việt Nam là nơi mà
các Nhà phong thủy xưa đã thể hiện sự hiểu biết của mình, của tinh thần dân tộc,..
Vì vậy, Thật Dưỡng cũng mong qua hình ảnh Dơi – nhắc lại cùng bằng hữu biết
truyền thống địa lý, sự thông hiểu trời đất của Người xưa. Khi trồng rau, ai ai
cũng nhớ đến phân, nhưng phân Dơi có đặc tính gì và hữu hiệu như thế nào thì
không còn nhiều người biết và sử dụng đúng cách;
Hình quả Bầu: Xuất hiện có trong câu ca dao :
“Xưa nay ăn đâu ở đâu
Bây giờ có Bí, chê Bầu rằng hôi”
Với hình tượng quả Bầu – Thật Dưỡng tự nhắc
nhỡ rằng: Phải luôn trân quý những thực phẩm mà Trời – Đất ban cho, không vì có
cái này mà chê cái kia. Cũng như những câu nhắc khác: “Được mùa chớ phụ Ngô,
Khoai/ Đến khi thất bát, lấy ai bạn cùng”.
Trong hình quả Bầu, còn ẩn chứa (khắc chìm) biểu tượng
của Măng – một cây non của Tre/Trúc – là cây thường thấy ở nước Việt, cây thích
nghi và sống bất khuất ở các môi trường khác nhau trên đất nước. Khác biệt với
những cây khác, chồi/cây non/măng được mọc chủ yếu trong mùa Thu – mùa mà các
cây khác rụng lá, thu mình. Có lẽ, vì vậy mà cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm đã để lại bài
thơ có câu: “Thu ăn măng Trúc, Đông ăn giá”. Cảm phục trước những gì tiền nhơn
đã làm,.Thật Dưỡng Việt Nam đã lấy hạt Đậu để làm biểu tượng trong đó có chữ R
với nghĩa xác định một bước trong lối sống Thuận Tự nhiên, Thiên nhiên.
Đó là những điểm căn bản mà Thật Dưỡng
thấy cần tự bạch với bằng hữu. Ngoài ra, còn những cách hiểu khác.. hình tượng
khác – tùy theo gốc nhìn của một người.
2 comments
Chuyển đến commentshihi..
Phản hồiRất hay
Phản hồiBẠN NHẬN XÉT
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.