Hôm nay, 11.5.2016 – www.rautunhien.vn đã có BÔNG SO ĐŨA.




Trung tâm Rau Tự nhiên TP. HCM xin viết bài này để giới thiệu đến quý bằng hữu về Rau và Hoa. Vì vậy, ngoài các bài viết vể “Củ và Rau”, “Rể và Rau”, “Quả và Rau”,.. hôm nay Rau Tự nhiên xin được giới thiệu về Rau: Hoa So Đũa!

Khi nói đến rau chúng ta thường nghĩ ngay đến “lá”, “ngọn”, “thân” của một loại cây nào đó.. Nhưng với Thật Dưỡng thì “khái niệm” rau dùng trong Trung tâm Rau Tự nhiên – www.rautunhien.vn là một cụm “khái niệm”,.. cụm khái niệm đó không thể nói hết mà chỉ nói được nôm na theo cách nói của Người Việt, không có gì để nói và nói thì chẳng bao giờ hết .. Trong cách diễn tả đó, có Rau là: Hoa của các giống cây khác nhau như: Hoa So Đũa, Hoa Bí Đỏ, Bông Biếc, Hoa Atiso, Bụp Giấm (Atiso Đỏ), Hoa Hồng, Hoa Bồ Công Anh, Hoa Chuối,.. và nhiều nhiều loài hoa nữa – Nếu bằng hữu biết thì xin tiếp tục giúp Rau Tự nhiên giới thiệu đến mọi người ah..

Mỗi loài hoa (bông) có một đặc trưng của từng cây khác nhau vì vậy, chúng ta ngoài việc cần nhớ những loại hoa “ăn được”, ăn phù hợp ra thì dần dần nên tích lũy kiến thức, hiểu biết về các loài Hoa khác nhau để giúp cho cuộc sống được dễ dàng, an vui,.. Trong bài viết này Rau Tự nhiên xin tổng hợp những thông tin cơ bản về Hoa So Đủa gởi đến Quý Bằng hữu:

Hoa (Bông) So Đũa thường có nhiều trong mùa hè, mùa mà các loại rau Tự nhiên thường “vất vả” và ít loài có khả năng cung cấp cho nhu cầu của động vật – trong đó có con Người. Đó chính là đặc tính tự nhiên - Đặc tính tự nhiên đó là điểm mà Rau Tự nhiên muốn lấy để nhắc nhở mọi người rằng: Không phải Trời – Đất có bốn mùa và mùa “khô” là mùa “đáng ghét” – Mỗi mùa có cái đáng ghét và đáng thương của nó. Vì vậy bốn mùa đều Quý! Chúng ta không quý, không trân trọng là bởi lẽ chúng ta không có khả năng nhìn nhận, thiếu đi tình thương yêu, quý mến cha – mẹ, đặc biệt là cha, mẹ của muôn loài (Trời – Đất). Theo Thật Dưỡng thì đó chính là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tật và đời sống khó khăn cho chúng loại,.. Thật Dưỡng tự nhũ rằng, khi không nhìn thấy được hạnh phúc thì hãy tìm và gắng hết sức để tìm những người đang hạnh phúc để được họ sẻ chia, chứ không “bảo thủ”, hằn học, sân si trong vẻ mặt, nhăn nhó và cau có .. bạn chưa tin ưh? Hãy tin Thật Dưỡng đi, làm đúng! Bạn sẽ có niềm tin ngay, và từ đó, cứ thế làm, ắt hẳn bạn sẽ là người hạnh phúc mãi về sau.. Không tìm thấy bạn “tốt” thì chúng ta hãy vui vẻ “đuổi” những người “bạn xấu” ra khỏi cuộc đời chúng ta, và chuyện gì đến sẽ đến.. Bạn ở đây cũng có nghĩa là “Bạn bè” và còn nhiều nghĩa khác như: Bạn là thực phẩm “bẩn” thực phẩm hóa chất,..là cách sống cau có, nhăn nhó, là những điều không thật,..

Lấy Hoa So Đủa làm “hình mẫu” chúng ta thấy rằng: Thật ra gần như bốn mùa chúng ta điều được trời đất “tạo cho” những thực phẩm khác nhau để sinh sống hạnh phúc. Nhưng kể từ khi “loài người” sinh ra “Trí nảo xảo trá”, thích giành giật, hơn thua, tích lũy,.. đã xa dần với tự nhiên và Thiên nhiên. Đó chính là nguồn cơn của tất cả nguồn cơn. Vì vậy, với hàng loạt bài viết đã và đang, sẽ giới thiệu với Bằng hữu, Rau Tự nhiên, cùng như Thật Dưỡng Việt Nam mong rằng “Những người đáng được sống” trên đất nước ta, cũng như trên thế giới sẽ có cảm nhận bằng nhiều cách khác nhau để đến được cái đích cuối cùng của cuộc sống. Ví như: Không có Cải Ngọt thì ăn Cải Cay; Không có cả hai loại cải thì ăn Rau Muống; Không có rau Muống thì ăn rau Lang; Và ít rau quá thì ăn Củ, Quả, ăn Hoa (Bông).. vì vậy! Thật đáng buồn cho cái “mồm” cái “mỏ” cứ suốt ngày chèng chẹc, oeng oéc,.. than vản. Than vản mà được gì?!!! Về “bản chất” thì những hình thái đó cũng là “Rau” chỉ khác là mỗi mùa hình thái của cái mà chúng ta gọi là Rau là khác nhau .. Vậy nên, có một số người học “hoành tráng”, GS.TS - “học giả” không hiểu nổi vì sao: Thật Dưỡng lại gọi Quả, Củ, Hoa,..là Rau ..

Trong giới hạn bài viết giới thiệu này, Rau Tự nhiên xin chỉ nói cơ bản trên – nếu bằng hữu còn có thời gian để chuyên sau xin đọc trong các bài viết khác, hoặc sách Thật Dưỡng. Sau đây là tổng hợp một số thông tin về Hoa Sơ Đũa nên tham khảo:

Hoa So Đũa khi ăn có vị ngọt hơi đắng, tính mát - ăn vào những ngày nóng thì rất hợp. Theo Khoa học: thành phần dinh dưỡng của bông so đũa rất cao, đặc biệt hai loại sắc tố agathin màu đỏ và xanthoagathin màu vàng là những chất có tác dụng chống ôxy hóa tế bào

     1. Món ngon Hoa So Đũa

Cây so đũa được dân các tỉnh Nam Bộ trồng để làm cảnh vì có hoa đẹp; các phần non của hoa, lá, quả thường được dùng làm rau ăn.

     2. Thảo dược quý

Toàn cây So Đũa là một nguồn thảo dược rất quý. Tất cả các phần của cây so đũa đều được sử dụng trong y học cổ truyền các nước vùng Đông Nam Á và Ấn Độ, bao gồm các chế phẩm có nguồn gốc từ rễ, vỏ cây, nhựa mủ, lá, hoa và hạt. Một số nơi dùng bột rễ cây trộn với nước đắp để trị sưng nhức (đặc biệt là chà xát lên nơi khớp viêm sưng), làm giảm đau và hạ sốt. Vỏ cây so đũa được sử dụng để điều trị bệnh đậu mùa.

Y học cổ truyền ở Philippines dùng so đũa vào việc điều trị viêm loét miệng và là thuốc bổ đắng kích thích tiêu hóa. Tại Java, người ta dùng so đũa trị nấm và các rối loạn tiêu hóa ở trẻ con.

Ở Campuchia, người ta dùng vỏ cây so đũa chữa bệnh ghẻ ngứa, dùng nước ép lá khử giun, tăng lực, chữa vàng da, sốt, bệnh gút, bệnh phong cùi. Người Malaysia dùng lá so đũa nghiền nát để chữa bong gân và bầm tím.

Trong y học Vệ đà, lá cây so đũa được sử dụng để điều trị chứng động kinh và các nghiên cứu trên lâm sàng đã chứng minh tác dụng chống co giật của lá so đũa rất hiệu nghiệm.

     3. Bài thuốc từ vỏ cây So Đũa

Ngoài các món ăn ngon và bổ dưỡng, để sử dụng vào mục đích tăng cường sức khỏe mỗi ngày, chúng ta lấy vỏ cây so đũa xắt mỏng, phơi thật khô, khoảng 40 g ngâm trong 1 lít rượu ngon loại 400, ngâm từ 15 ngày đến 30 ngày, mỗi ngày uống trước khi ăn cơm 15-30 ml sẽ có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp khí huyết lưu thông và giúp cơ thể khỏe mạnh cường tráng, dẻo dai (tất nhiên là đừng lạm dụng). Để chữa viêm họng hoặc đau răng, lấy vỏ cây nấu nước sôi, thêm ít muối, ngậm trong miệng chừng 5-10 phút, mỗi ngày ngậm 2-3 lần, rất tác dụng.

Người dân Ấn Độ rất tín ngưỡng bông so đũa và xem đấy là đại diện cho thần Siva. Cũng theo y học Vệ đà, trái và hạt so đũa có tính nhuận tràng, kích thích trí tuệ, chống thiếu máu, viêm phế quản, sốt, đau, khát nước, làm giảm kích thước các khối u.

Hoa dùng để chữa vàng da, viêm phế quản, bệnh gút, phù thũng và sốt cách nhật. Rễ dùng để chữa viêm nhiễm, giun sán, động kinh, ngứa, bệnh phong, bệnh quáng gà. Nước ép từ lá ngậm trong miệng có tác dụng chống cảm cúm, viêm họng và điều trị lở lóet vòm họng, chữa đau nhức răng.

      4. Dinh dưỡng cao, dễ chế biến

Thành phần dinh dưỡng của bông so đũa rất cao với nhiều protid, lipid, beta caroten, vitamin A, vitamin B, hàm lượng vitamin C, nhiều khoáng tố như canxi, sắt, natri, kali. Hạt chứa nhiều axít béo chưa bão hòa, tốt cho sức khỏe. Đặc biệt hai loại sắc tố là agathin màu đỏ và xanthoagathin màu vàng có nhiều trong bông so đũa, là những chất có tác dụng chống ôxy hóa tế bào.

Dân gian hay sử dụng bông so đũa chế biến thành các món ăn phong phú và đa dạng. Ở thôn quê người ta thường hái bông so đũa lúc sáng sớm, còn tươi, nhặt bỏ cuống và nhụy đắng, bỏ đài, rửa nhẹ dưới vòi nước để tránh bầm dập mất ngon.



Bông so đũa luộc chấm nước mắm kho quẹt hoặc luộc chung với nhiều loại rau quả khác hiện là món khoái khẩu của dân thành thị, trong các nhà hàng. Bông so đũa nấu canh chua với khế, cá lóc, cá rô, cá linh, tôm sống... hoặc làm lẩu chua cùng với chuối hoa, cà chua, tôm, cá... các loại rau thơm, ăn với cơm hay bún đều rất ngon.

Bài sau
« Prev Post
Bài sau
Next Post »

BẠN NHẬN XÉT

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.